🎊🎊 Ngày Viêm phổi thế giới - World Pneumonia Day 🎊🎊
NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG VIÊM PHỔI 12/11: CHỦ ĐỘNG PHÒNG BỆNH GIÚP GIẢM NGUY CƠ MẮC BỆNH
🍀🍀 Ngày 12/11 hằng năm là ngày Thế giới Phòng chống Viêm phổi do Liên minh toàn cầu chống viêm phổi ở trẻ em khởi xướng, nhằm kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng đối với căn bệnh này. Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng cấp tính thường gặp nhất ở trẻ em và người cao tuổi. Nếu phát hiện muộn và không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, áp xe phổi... thậm chí tử vong. Phòng Tiêm chủng Đại học Y Hà Nội - 35 Lê Văn Thiêm tích cực hưởng ứng và kêu gọi người dân cùng nâng cao ý thức phòng bệnh vì lá phổi khỏe mạnh bằng vắc xin.
Chủ đề của ngày Viêm phổi Thế Giới 2024
🌐🌐 Năm nay, 2024, chủ đề của Ngày Viêm phổi Thế giới là " Mỗi hơi thở đều quan trọng: Ngăn chặn Viêm phổi ngay từ đầu " . Chủ đề này nhấn mạnh tầm quan trọng của mỗi hơi thở và nhấn mạnh tính cấp thiết của việc ngăn chặn viêm phổi thông qua phát hiện sớm, điều trị và phòng ngừa.
Chủ đề hàng năm của Ngày Viêm phổi Thế giới:
Ngày Viêm phổi Thế giới 2023: Ủng hộ cuộc chiến ngăn chặn bệnh viêm phổi.
Ngày Viêm phổi Thế giới 2022: Viêm phổi ảnh hưởng đến mọi người.
Ngày Viêm phổi Thế giới 2021: Ngăn chặn Viêm phổi/Mỗi hơi thở đều có giá trị.
Ngày Viêm phổi thế giới 2020: Hãy tăng cường tiếp cận oxy y tế.
🔥🔥 Bệnh viêm phổi đã cướp đi sinh mạng của 2,5 triệu người, trong đó có 672.000 trẻ em, chỉ riêng trong năm 2019. Tác động tổng hợp của đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu và xung đột đang gây ra cuộc khủng hoảng viêm phổi trong suốt cuộc đời – khiến thêm hàng triệu người có nguy cơ bị nhiễm trùng và tử vong. Vào năm 2021, ước tính gánh nặng tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả COVID-19, là lên tới 6 triệu người. Tại Việt Nam, từ đầu năm 1984 đã có chương trình phòng chống viêm phổi ở trẻ em. Việt Nam là quốc gia thứ nhì trên thế giới và quốc gia đầu tiên tại Châu Á triển khai chương trình này. Tuy vậy, hiện nay viêm phổi vẫn còn là vấn đề cần được quan tâm ở nước ta. Hàng năm, tại nước ta vẫn có khoảng 2,9 triệu trường hợp viêm phổi ở trẻ em, trong đó có khoảng 4000 trẻ tử vong do viêm phổi, chiếm 12% tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.
🌞🌞 Người lớn tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu hoặc mắc một số bệnh mãn tính - như hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) - đặc biệt có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. Người từ 65 tuổi trở lên, nguy cơ phải nhập viện sau khi bị viêm phổi do phế cầu khuẩn cao gấp 13 lần so với những người trẻ tuổi từ 18 đến 49 và đối với những người cần nhập viện, thời gian nằm viện trung bình là 06 ngày. Và trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.
🦠💊 Viêm phổi chủ yếu do virus, vi khuẩn hoặc nấm lây truyền từ người này sang người khác. Hoặc do các tác nhân ô nhiễm không khí, khói thuốc, hoặc ít vận động do nằm lâu, nhiều trường hợp chỉ cần viêm họng sau đó cũng dễ bị viêm phổi. Hiện nay, Việt Nam đang có nhiều loại vắc xin phòng viêm phổi cho trẻ em và người lớn do nhiều tác nhân. Tùy vào nhóm tuổi, đặc thù bệnh lý, bác sĩ có thể chỉ định các loại vắc xin phòng viêm phổi khác nhau như:
🔥 Vắc xin phòng viêm phổi do phế cầu khuẩn:
- Ở trẻ em, vắc xin Synflorix (Bỉ): Được chỉ định cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi, phòng ngừa các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra, bao gồm: viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và viêm tai giữa cấp.
- Ở người lớn, vắc xin Prevenar 13 (Bỉ): Phòng các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra như viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, … đặc biệt có thể sử dụng cho cả trẻ em, người trưởng thành và người cao tuổi.
🔥 Vắc xin phòng viêm phổi do cúm:
- Các loại vắc xin phòng cúm dành cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn hiện có bao gồm: Vaxigrip Tetra (Pháp), Influvac Tetra (Hà Lan), GC Flu (Hàn Quốc), Ivacflu-S (Việt Nam).
🔥 Vắc xin phòng viêm phổi do Hib:
- Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim (Pháp), Infanrix Hexa (Bỉ) phòng 6 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh viêm phổi – viêm màng não do HIB.
💁🏼♀️ Bên cạnh phòng bệnh viêm phổi bằng vắc xin, trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và dinh dưỡng thích hợp cho trẻ đến 5 tuổi. Người dân cần nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân bằng việc rửa tay thường xuyên và cung cấp nước sạch và các phương tiện vệ sinh; Loại trừ ô nhiễm không khí trong nhà, đặc biệt là khói bếp; Nên bổ sung kẽm cho trẻ tiêu chảy; Phòng ngừa nhiễm HIV ở trẻ em và kháng sinh dự phòng cho trẻ nhiễm HIV.
💡 Để phát hiện sớm viêm phổi tại nhà, người thân cần căn cứ theo những dấu hiệu sau. Khi trẻ ho duới 30 ngày, trẻ có thể đã bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Thở nhanh ở trẻ dưới 2 tháng tuổi thường từ 60 lần/phút trở lên; trẻ từ 2-11 tháng tuổi thường thở từ 50 lần/phút trở lên và trẻ từ 1- 5 tuổi thường thở từ 40 lần/phút trở lên. Khi trẻ thở co lõm lồng ngực (phần dưới lồng ngực của trẻ lõm vào khi trẻ hít vào), trẻ có thể đã bị viêm phổi nặng và cần phải được nhập viện ngay.
🌟 Đặc biệt, khi trẻ có một trong những dấu hiệu nguy hiểm sau, cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay:
- Trẻ dưới 2 tháng: bỏ bú hay bú kém, co giật, ngủ li bì, sốt hoặc lạnh, thở khò khè.
- Trẻ từ 2 tháng – 5 tuổi: co giật, ngủ li bì, thở có tiếng rít.
💥 Đối với người lớn, các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và có thể bao gồm khó thở, hụt hơi, đau ngực, sốt cao, đổ mồ hôi nhiều, ớn lạnh và ho, có thể kéo dài hàng tuần hoặc lâu hơn.
Phòng ngừa bệnh viêm phổi: Phòng ngừa là một khía cạnh quan trọng trong việc giảm tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm phổi, một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến nhưng có khả năng nghiêm trọng. Bằng cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa, cá nhân có thể giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng, bảo vệ nhóm dân số dễ bị tổn thương và góp phần vào sức khỏe cộng đồng nói chung. Một số biện pháp phòng ngừa là:
🍀 Tiêm chủng: Tiêm vắc-xin phòng phế cầu khuẩn và cúm để ngăn ngừa viêm phổi do vi khuẩn và vi-rút.
🍀 Vệ sinh tốt: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
🍀 Tránh hút thuốc: Hút thuốc làm tổn thương hệ thống phòng thủ của phổi, làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi.
🍀 Chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục: Duy trì chế độ ăn uống cân bằng và hoạt động thể chất thường xuyên để tăng cường hệ miễn dịch.
🍀 Tránh tiếp xúc với người bệnh: Hạn chế tiếp xúc với những người bị nhiễm trùng đường hô hấp.
🍀 Kiểm soát các bệnh mãn tính: Kiểm soát các bệnh như hen suyễn, COPD hoặc tiểu đường vì chúng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi.
🍀 Thực hành quy tắc vệ sinh hô hấp: Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi để ngăn ngừa lây lan bệnh truyền nhiễm.
🍀 Ngủ đủ giấc: Đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ để hỗ trợ sức khỏe miễn dịch.
📢 Viêm phổi là một căn bệnh có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vắc xin và điều trị kịp thời, tránh được biến chứng nặng nề của bệnh, giảm nguy cơ tử vong, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội, nếu được phát hiện sớm.
☎️ Để được tư vấn về vắc xin, đặt lịch tiêm chủng, Quý khách vui lòng liên hệ số Hotline 0868.098.399, nhắn tin cho fanpage https://www.facebook.com/phongtiemchungdhycoso2 hoặc đến trực tiếp các cơ sở Tiêm chủng Đại học Y Hà Nội trên toàn quốc.