Trang chủ » Dinh dưỡng » HẬU QUẢ KHÔN LƯỜNG KHI CHO TRẺ ĂN DẶM QUÁ SỚM

HẬU QUẢ KHÔN LƯỜNG KHI CHO TRẺ ĂN DẶM QUÁ SỚM

✨Trong sáu tháng đầu đời, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ, có thể cung cấp toàn bộ chất dinh dưỡng cần thiết cho tăng trưởng và phát triển của trẻ. Nhưng nhiều bà mẹ lại lo sợ rằng sữa mẹ đơn thuần không đủ là cho con nên cho trẻ ăn bổ sung từ quá sớm. Hành vi này gây ra nhiều hậu quả khôn lường cho trẻ.


 

✨Trước hết, cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ khiến trẻ bỏ bú, làm lãng phí nguồn chất dinh dưỡng và đặc biệt là các kháng thể trong sữa mẹ. Chính các kháng thể này bảo vệ cho cơ thể trẻ khi hệ miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện trong những năm tháng đầu đời. Ăn dặm sớm cũng khiến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ phải sớm tiếp xúc với các thức ăn bên ngoài, làm tăng nguy cơ dị ứng thức ăn.




 

✨Khi mẹ cho con ăn dặm quá sớm, các hệ cơ quan của trẻ đều chưa thích nghi kịp với việc tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn. Cơ hàm, lưỡi, hầu, họng chưa phối hợp nhuần nhuyễn, phản xạ nuốt chưa tốt, khiến trẻ bị sặc, nghẹn khi ăn thức ăn đặc quá sớm. Dạ dày trẻ dễ bị tổn thương do lượng chất nhầy tiết ra không đủ để bảo vệ mà phải co bóp, nhào trộn thức ăn quá nhiều. Hơn nữa, phải chứa lượng thức ăn lớn trong dạ dày làm trẻ đầy bụng, khó chịu và quấy khóc. Các men tiêu hóa cũng chưa đầy đủ để phân cắt tinh bột, chất đạm và chất béo phức tạp, trẻ ăn vào mà không hấp thụ được, gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón... Cuối cùng, gan và thận sẽ phải làm việc quá tải để chuyển hóa một lượng lớn chất đạm và chất béo.




 

✨Vì vậy, các mẹ không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm để tránh những hậu quả sau này cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Thời điểm tốt nhất để bắt đầu ăn bổ sung là tháng thứ sáu và tuyệt đối không cho trẻ ăn dặm trước tháng thứ tư.

Dịch vụ liên quan
Tin tức mới